Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đang là tổ chức quốc tế hoạt động trên thị trường. Đối với ai làm việc trong lĩnh vực tài chính đều quan tâm tới thông tin của đơn vị này để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu. Bài viết này sẽ giới thiệu về hoạt động, mục đích chính của đơn vị.
Thông tin về IMF là tổ chức gì?
IMF là Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổ chức giám sát hoạt động tài chính trên phạm vi toàn cầu. Cập nhật liên tục tỷ giá hối đoái, cán cân hoạt động thanh toán, hỗ trợ vấn đề tài chính, kỹ thuật của các đơn vị khi cần.
Trụ sở chính của IMF đặt tại Washington, thủ đô của Hoa Kỳ, hiện tại quy mô lớn với số lượng nhân viên đông đảo. Quỹ tiền tệ thành lập từ năm 1945, tới nay đã có mạng lưới tới 189 quốc gia tham gia làm việc.
Hầu hết các thành viên của Liên Hợp Quốc đều tham gia vào tổ chức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Trừ các quốc gia là Andorra, Monaco, Bắc Triều Tiên, Cuba, Tuvalu, Liechtenstein và Nauru không tham dự.
Cập nhật mục đích chính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF tạo liên kết giữa các quốc gia, xây dựng cơ chế tài chính an toàn, minh bạch. Mục đích của đơn vị khi hoạt động tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế phát triển. Các vấn đề tăng trưởng ổn định, tạo việc làm cho người lao động, kiểm soát lạm phát, giảm tình trạng đói nghèo.
Hoạt động của mạng lưới nhằm ổn định hệ thống tiền tệ trên phạm vi rộng lớn toàn thế giới. Đồng thời thúc đẩy tỷ giá trao đổi thuận lợi, giúp thanh toán quốc tế nhanh chóng, an toàn, công dân cá nước giao dịch qua lại dễ dàng hơn.
Tổ chức tăng cường mậu dịch quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng thu nhập của các nước tham gia. Theo tình hình hiện tại, tỷ lệ tăng trưởng của các thành viên đều ở mức ổn và luôn có hỗ trợ kịp thời khi xảy ra vấn đề.
Quỹ ổn định ngoại hối giúp cho giao dịch giữa các quốc gia bình ổn theo quy luật, tránh tình trạng bị phá giá tiền tệ, xuất hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh. Góp phần loại bỏ rào cản ngoại hối về mậu dịch.
IMF thực hiện theo dõi tình hình kinh tế thế giới và của từng quốc gia thành viên. Đối với các nước gặp khó khăn sẽ có biện pháp hỗ trợ, đưa ra giải pháp thiết thực nên hiện tại quỹ mang ý nghĩa lớn trên phạm vi toàn cầu.
Cơ cấu tổ chức của IMF
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế có cơ cấu tổ chức rõ ràng bao gồm nhiều bộ phận với vai trò riêng:
- Hội đồng thống đốc: Lãnh đạo toàn bộ hệ thống với vị trí cao nhất.
- Hội đồng giám đốc điều hành: Quản lý thường trực của quỹ với 24 giám đốc chính thức.
- Ủy ban về tiền tệ – tài chính quốc tế.
- Ủy ban phát triển.
- Cơ cấu bộ máy Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF hoạt động: Các bộ phận nhân sự hành chính, chuyên viên quỹ là viên chức dân sự của quốc tế. Tập hợp những chuyên gia đầu ngành tài chính, kinh tế, ngân hàng, bộ phận pháp lý, kế toán.
- Cơ chế biểu quyết: Các nghị quyết đưa ra chỉ được thông qua bởi Hội đồng thống đốc hoặc Hội đồng giám đốc điều hành với ít nhất 85% phiếu đồng ý.
Cập nhật lĩnh vực hoạt động của IMF
Tổ chức hoạt động ở 2 lĩnh vực chính là tỷ giá hối đoái và phương tiện thanh toán quốc tế. Hiện tại IMF thực hiện tốt trong quản lý, theo dõi thị trường cho ra các giải pháp hiệu quả:
Về tỷ giá hối đoái
Các nước thành viên thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tỷ giá hối đoái cho đồng tiền phát hành để ổn định cho nhiều giao dịch thương mại diễn ra. IMF đã phê chuẩn yêu cầu của từng nước trong điều chỉnh chính sách hoặc quyết định tỷ giá cụ thể trong từng thời kỳ.
Các nước phải tuân thủ quy tắc về các hành vi phù hợp do IMF đưa ra. Mục đích tránh những thủ đoạn gây rối mất kiểm soát về hối đoái, nhiễu loạn kinh tế thị trường của nước hàng xóm.
Về phương tiện trong thanh toán quốc tế
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF có nguồn lực cụ thể như dự trữ đồng tiền quốc gia, tài sản quốc tế, không tính số lượng vàng mà các nước cung cấp theo hạn mức thiết lập. Theo quy chế, mỗi thành viên phải nộp 75% hạn mức đồng tiền và 25% với tài sản dự trữ quốc tế.
Những nước trong mạng lưới được quyền vay thêm hoặc rút vốn khi không cần thiết với IMF. Tùy vào tình hình kinh tế hiện tại để các quốc gia cân nhắc rút vốn thực hiện tài trợ khoản bị thâm hụt do cán cân thanh toán mất cân bằng.
Theo cơ chế về quyền rút vốn, các nước nếu khó khăn về cán cân thanh toán được yêu cầu rút vốn. Tức là việc mua đồng tiền nước ngoài của IMF bằng đồng tiền nước mình với giới hạn bằng 125% hạn mức. Trong khi đó được rút 25% khoản đầu khi cấp bách.
Còn số còn lại thì thành viên phải nhất trí với quỹ rõ ràng chương trình bao gồm phương pháp xử lý tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán. Các quốc gia phải hoàn lại phần rút vốn trong thời gian đưa ra từ 3-5 năm tiếp theo.
Trên đây về thông tin về Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF là gì, hoạt động trên lĩnh vực nào cho những ai đang quan tâm. Việt Nam có tham gia vào tổ chức và tuân thủ đúng các quy định đưa ra. Bạn quan tâm về công cụ chuyển đổi tiền tệ uy tín truy cập ngay website của Gocuco ( https://gocuco.com/vi ) đảm bảo chuẩn xác và miễn phí dịch vụ.